Danh mục sản phẩm
Tin tức sự kiện
Tìm kiếm sản phẩm
6 siêu vật liệu có thể thay đổi thế giới [25/10/2019]
Graphene - vật liệu tạo ra từ một lớp nguyên tử cacbon liên kết nhau theo mạng tinh thể hình tổ ong, siêu nhẹ, siêu mỏng và siêu cứng - có lẽ là vật liệu được mong chờ nhất hiện nay.
Tuy nhiên đây không phải là "siêu vật liệu" duy nhất được tạo ra trong các phòng thí nghiệm.
Từ aerogel nhẹ như không khí đến siêu vật liệu có thể điều khiển ánh sáng, dưới đây là 6 siêu vật liệu có tiềm năng để biến đổi thế giới tương lai.
Vật liệu tự phục hồi – nhựa sinh học
Cơ thể con người có khả năng tự sửa chữa rất tốt. Môi trường xung quanh với các vật liệu nhân tạo thì không.
Giáo sư Scott White tại Đại học Illinois đã nghiên cứu và chế tạo ra loại nhựa sinh học có thể tự chữa lành.
Vào năm ngoái, phòng thí nghiệm của White đã phát minh ra một loại polymer mới có thể tự rỉ ra để sửa chữa một lỗ hổng ở kích thước có thể nhìn thấy được.
Các polymer này có một hệ thống mạch chất lỏng mà khi vỡ sẽ tràn ra, sau đó đông thành cục giống như máu.
Mặc dù đã tồn tại vật liệu có thể chữa lành các vết nứt nhỏ, vật liệu mới này có thể sửa chữa một lỗ rộng 4mm với các vết nứt tỏa ra xung quanh nó.
Da người có thể tự chữa lành vết thủng này, nhưng đây là một sự đột phá với chất dẻo.
Video về một loại kim loại tự phục hồi
Bước tiếp theo có thể là nghiên cứu về các vật liệu cứng như xi măng hoặc kim loại tự phục hồi.
Tất nhiên tạo ra được các vật liệu là một chuyện, còn sản xuất hàng loạt để chúng có mức giá rẻ và dùng trong công nghiệp lại là chuyện khác.
Trong tương lai gần, vật liệu tự phục hồi có lẽ sẽ dùng chủ yếu trong công nghệ vũ trụ.
Vật liệu nhiệt điện – tận dụng nhiệt thải
Nếu bạn đã từng cảm thấy chiếc máy tính xách tay nóng lên trên đùi hoặc mui xe nóng lên sau khi chạy một quãng đường dài, bạn đã chứng kiến sự lãng phí nhiệt.
Nhiệt thải là kết quả tất yếu của việc chạy bất kỳ thiết bị có sử dụng điện. Một ước tính cho thấy lượng nhiệt thải ra bằng hai phần ba của toàn năng lượng sử dụng.
Đó là lý do nhiều nhà khoa học đã tìm cách tận dụng lượng nhiệt thải này. Câu trả lời là vật liệu nhiệt điện, chất liệu tạo ra điện từ sự chênh lệch nhiệt độ.
Năm ngoái, công ty Alphabet Energy ở California (Mỹ) đã giới thiệu một máy phát nhiệt điện cắm thẳng vào ống xả của máy phát điện thông thường, biến nhiệt thải thành điện năng hữu ích.
Máy phát điện của Alphabet Energy sử dụng vật liệu nhiệt điện tương đối rẻ và tự nhiên gọi là tetrahedrite. Alphabet Energy nói tetrahedrite có thể đạt hiệu suất 5-10%.
Các vật liệu nhiệt điện hiện nay vẫn có giá thành cao, do đó thường được sử dụng ở các dự án như tàu vũ trụ.
Mới đây các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm với một vật liệu nhiệt điện đầy hứa hẹn và hiệu suất cao gọi là skutterudite, đó là một loại khoáng chất có chứa coban.
Skutterudite có thể trở nên rẻ và hiệu suất đủ cao để bao bọc xung quanh ống xả của xe hơi, tủ lạnh hoặc bất kỳ thiết bị tiêu tốn năng lượng khác mà bạn có thể nghĩ đến.
Perovskites - tế bào năng lượng mặt trời giá rẻ
Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo luôn luôn là tiền bạc. Năng lượng mặt trời rẻ, nhưng tạo ra một nhà máy điện sử dụng các tế bào năng lượng mặt trời từ tinh thể silicon vẫn là một quá trình tốn kém, tiêu tốn năng lượng.
Vật liệu có thể làm thay đổi điều này là perovskites.
Các tế bào năng lượng mặt trời được làm từ perovskites
Perovskites được phát hiện từ hơn một thế kỷ trước, nhưng các nhà khoa học chỉ mới nhận ra tiềm năng của nó gần đây.
Trong năm 2009, các tế bào năng lượng mặt trời làm từ perovskites có hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời 3,8%.
Tới năm 2014, con số này đã lên tới 19,3%. Nó nghe có vẻ không nhiều so với các tế bào tinh thể silicon truyền thống với hiệu suất dao động trong khoảng 20% nhưng có hai điểm quan trọng khác cần xét tới.
Thứ nhất, hiệu suất perovskites đã nhảy vọt chỉ trong một vài năm và các nhà khoa học nghĩ rằng nó còn có thể tăng thêm; và thứ hai là perovskites rẻ hơn rất nhiều.
Perovskites là một loại vật liệu được xác định bởi một cấu trúc tinh thể đặc biệt. Chúng có thể chứa số lượng nguyên tố bất kỳ, đối với perovskites sử dụng trong các tế bào năng lượng mặt trời thường là chì và thiếc.
Những nguyên liệu này có giá rẻ so với silicon tinh thể, và chúng có thể được phun lên kính dễ dàng.
- ĐH Bách Khoa HN nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn, bền và dai hơn túi nilon thông thường, giá chỉ cao hơn 1,5 lần [25/10/2019 ]
- ĐH Bách Khoa HN nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn, bền và dai hơn túi nilon thông thường, giá chỉ cao hơn 1,5 lần [09/10/2019 ]
- Trung Quốc chuẩn bị khởi động nhà máy PP mới trong nửa cuối năm 2019 [09/10/2019 ]
- Thị trường PP không tiêu thụ được mức tăng hoàn toàn khi hoạt động gần như ngừng hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ [09/10/2019 ]
- Bộ Công Thương đưa ra tiêu chí 'made in Vietnam' [06/10/2019 ]
- Điều tra một số sản phẩm nhựa Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia bán phá giá vào Việt Nam [06/10/2019 ]
- Danh sách 15 công ty Ấn Độ thành viên PLEXCONCIL tham dự triển lãm Vietnam Plast 2019 [06/10/2019 ]
- Tin tức Việt Nam nghiên cứu xuất trả phế liệu nhập khẩu [06/10/2019 ]
- Thị trường nhập khẩu nguyên liệu nhựa 6 tháng đầu năm 2019 [02/10/2019 ]
- Campuchia phát giỏ cói cho dân đi chợ để bớt xả rác [02/10/2019 ]
- Đặc biệt tại triển lãm K: Milliken sẽ giới thiệu các biến thể sản phẩm phụ gia mới. [02/10/2019 ]
- Điều tra một số sản phẩm nhựa Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia bán phá giá vào Việt Nam [02/10/2019 ]
- Thiết kế khuôn nhựa: :Quy trình thiết kế chế tạo khuôn ép phun [26/09/2019 ]
- 9 công ty bắt tay thành lập liên minh tái chế bao bì Việt Nam [25/09/2019 ]
- CÔNG NGHIỆP 4.0 – LỘ TRÌNH ÁP DỤNG VÀO DOANH NGHIỆP BAO BÌ VIỆT NAM [25/09/2019 ]
- CÁC DOANH NGHIỆP LỚN CAM KẾT LOẠI BỎ CHẤT THẢI BAO BÌ NHỰA VÀO NĂM 2025 [25/09/2019 ]
- Ký hiệu dưới đáy chai nhựa: Cần biết để tránh nhiễm độc [14/06/2017 ]
- Cách phân biệt sơn giả và sơn thật [14/06/2017 ]
- Nguồn nguyên liệu trong ngành nhựa: Hướng đến giảm dần tỷ lệ phụ thuộc [14/06/2017 ]
- Dễ ung thư khi lấy thùng sơn đựng đồ ăn [14/06/2017 ]